Tuyển tập bảng hiệu shop quần áo đẹp mê ly, đốn tim khách hàng
Một bảng hiệu đẹp và ấn tượng không chỉ giúp cửa hàng nổi bật trong một khu phố sầm uất mà còn tạo nên dấu...
Xem thêmChúng ta có thể dựa vào một số yếu tố dưới đây để phân biệt rau hữu cơ với rau thường:
Màu sắc: Các loại rau hữu cơ đa phần đều có màu xanh hơi vàng (xanh chuẩn đối với bảng màu lá của từng loại rau). Rau trồng bằng phân hóa học thường có màu xanh đậm do dư đạm và nitrat, màu xanh này thường thu hút sâu bệnh gây hại cho cây và cho sức khỏe con người.
Độ dày của lá: Lá rau hữu cơ luôn dày, phiến lá ngắn và cân đối, dùng tay sờ vào có thể cảm nhận được độ cứng của lá, không có dấu hiệu thân cây mập.
Độ giòn: Rau hữu cơ khi ăn rất giòn, ít xơ và thơm một cách tự nhiên mà không cần đến gia vị, càng ít sử dụng gia vị khi xào nấu thì ăn càng ngon, thân rau rắn chắc nhưng không bóng mượt. Rau trồng bằng phân hóa học thường mềm và dễ ỉu vì tích trữ quá nhiều nước trong thân rau.
Bảo quản: Rau hữu cơ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong 3-4 ngày mà không bị hỏng, khi cây bị héo phun nước vào thì cây sẽ tươi trở lại. Đối với rau sử dụng chất hóa học, khi bị phun nước rau sẽ hỏng ngay, dù bảo quản trong tủ lạnh thì chỉ 2-3 ngày là rau sẽ bị úa vàng hoặc héo nhũn.
Dấu hiệu nhận biết trực quan là rau hữu cơ thường xấu mã hơn, nhìn có vẻ già và cằn cỗi hơn so với các loại rau sử dụng chất hóa học.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa trên nhãn hiệu bao bì để phân biệt. Các sản phẩm tuyên bố là hữu cơ mà KHÔNG có logo chứng nhận hữu cơ trên sản phẩm thì KHÔNG được coi là sản phẩm hữu cơ. Dưới đây là một số logo chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn hữu cơ